Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Cách thở dưới nước khi bơi hiệu quả cho học bơi lội

Trong bơi lội, cách thở dưới nước khi bơi lội là 1 kỹ thuật cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bơi lội cũng như an toàn của bản thân khi bơi lội. Cách hít thở dưới nước khi bơi không khó nên bạn tập luyện bài bản và nắm vững các động tác cơ bản.

Đối với môn bơi lội thì nắm vững kỹ thuật thở dưới nước là rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến việc bạn có thể học bơi hay không. Một số bạn vì một lý do cá nhân như: chứng sợ nước, sợ sặc nước, sợ sẽ chết đuối nên các bạn không thể tập bơi được. Bơi hoàn toàn là bản năng sinh tồn của con người và đương nhiên chúng ta có thể hít thở ở dưới nước theo 1 cách đặc biệt, tuy nó sẽ khác với thở trên cạn rất nhiều lần. Bài viết dưới đây mình xin gửi tới các bạn cách thở dưới nước khi bơi lội.

Trước tiên để đi vào học cách thở dưới nước chúng ta cần luyện tập tốt cách thở trên cạn.

1. Luyện tập thở trên cạn

Luyện tập thở trên cạn

Thở vốn là hoạt động chứng minh sự tồn tại của sự sống vì thế đây là hoạt động ai cũng làm mỗi ngày. Việc hít thở bình thường hàng ngày đơn giản là việc hít vào bằng mũi và thở ra bằng cả mũi và miệng. Tuy nhiên khi luyện tập kỹ thuật thở trong bơi lội thì hoàn toàn ngược lại với khi thở bình thường. Bạn sẽ phải hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi. Bạn chỉ cần há to miệng để lấy hơi sau đó thở ra bằng mũi rồi lại tiếp tục há to miệng để lấy hơi, bạn đứng trên bờ để luyện tập nhiều lần cho quen trước khi xuống nước.

2. Luyện tập thở dưới nước

Luyện tập thở dưới nước


Sau khi đã quen dần với kỹ thuật thở đã luyện tập được ở trên cạn, bạn khởi động cho nóng người sau đó xuống nước để học kỹ thuật nín thở dưới nước. Có thể nói rằng nín thở càng lâu càng tốt và bạn sẽ bơi càng xa hơn. Nhưng nhịp thở phải đều thì mới bền sức và bơi lâu được. Vì luôn có sự chênh lêch áp suất ở dưới nước nên bạn không cần phải há miệng thật to, hóp bụng để lấy hơi. Chỉ đơn giản sau mỗi nhịp thở, bạn há miệng to, hơi sẽ tự được lấy vào, sau khi hụp xuống nước bạn thực hiện thở hết khí ra bằng mũi, tiếp tục ngoi lên mặt nước để lấy hơi vào bằng miệng. Nếu thực hiện như vậy, và nhịp thở đều, bạn sẽ không bao giờ bị sặc nước và bơi được xa hơn.

2.1 Kỹ thuật thở trong bơi ếch và bơi bướm



Kỹ thuật thở của hai kiểu bơi này là giống nhau, cả hai đều thực hiện nhô đầu lên lấy hơi bằng miệng sau đó hụp xuống nước và thở ra bằng mũi. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn kỹ thuật thở trong bơi ếch, các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

Tuy nhiên trong bơi bướm thì cứ hai nhịp đạp chân+ 1 nhịp quạt tay mới đến một nhịp thở vì thế mà lượng khí hít vào phải nhiều hơn.

2.2 Kỹ thuật thở trong bơi sải

Bạn chú ý phải hít vào thật sâu từ những nhịp đầu tiên vì bơi sải rất tốn sức. Kỹ thuật thở trong bơi sải khác với bơi ếch và bơi bướm, khi lấy hơi trong bơi sải, bạn quạt tay bên nào thì nghiêng đầu sang bên đó để lấy hơi. Bạn sẽ gặp khó khăn khi nghiêng đầu sang bên không thuận, vì là bên không thuận nên bạn dễ bị sặc nước.

2.3 Kỹ thuật thở trong bơi ngửa
Trong bơi ngửa thì mặt bạn luôn luôn trên mặt nước, thông thường cứ một chu kỳ bơi thì bạn hít vào 1 lần và thở ra một lần. Việc hít vào thở ra phải đều đặn với động tác tay và chân, không nên nóng vội thì để nhịp thở được nhịp nhàng hơn, bạn sẽ bơi được xa hơn.

Trên đây là tổng quan cách thở dưới nước khi bơi lội. Từng cách bơi đều có kỹ thuật thở riêng biệt, các bạn cần nẵm vững để phân biệt và học đúng cách, đem lại hiệu quả và an toàn trong bơi lội cho chính mình. Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét