Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Kỹ thuật thở trong bơi ngửa dễ học nhất

Để có thể nắm vững được kỹ thuật bơi ngửa tốt, đó là kỹ thuât thở trong bơi ngửa mà nhiều người không chú ý, rất dễ học không đúng cách. Mình sẽ chia sẻ kỹ thuật thở khi bơi ngửa để các bạn có thể bơi ngửa tốt


Cách thở trong bơi ngửa đơn giản hơn các kiểu bơi khác nên người mới học bơi thường không chú ý . Thông thường cứ quạt tay hai lần (tính 1 tay 1 lần) thở một lần. Thở trong bơi trườn ngửa nên thở có nhịp điệu, nếu không sẽ làm cho động tác tay chân rối loạn. Khi thở chỉ nên bằng mồm.

Phối hợp giữa tay và thở: 1 tay vung bắt đầu hít vào , sau đó nín thở, khi tay kia vung thì thở ra.


Ky-thuat-tho-trong-boi-ngua-da-hoc-nhat


Phối hợp tay và chân trong bơi trườn ngửa hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thăng bằng cơ thể và tính nhịp điệu động tác .Trong quá trình tay quạt nước đá chân lên , ép chân xuống cần tránh sự quay chuyển quá mức của thân người , đồng thời giữ thăng bằng cho thân người , tăng cường hiệu quả quạt nước.

Kỹ thuật bơi ngửa hiện đại dùng kĩ thuật phối hợp : 6 lần đá chân, 2 lần quạt tay , 1 lần thở


Ky-thuat-tho-trong-boi-ngua-da-hoc-nhat


Trong phối hợp tay chân của kiểu bơi trườn ngửa, tốc độ bơi có ảnh hưởng nhất định đến kĩ thuật , phối hợp. Khi bơi nhanh , tay vào nước , ôm nước cũng phải nhanh, đường quạt nước hình chữ S. Khi bơi chậm thì đường quạt chữ S có độ cong ít, biên độ đá chân giảm nhỏ, động tác tăng nhanh, động tác cần đảm bảo tính nhịp điệu.


Ky-thuat-tho-trong-boi-ngua-da-hoc-nhat
Kỹ thuật thở trong bơi ngửa


Khi bơi ngửa, mặt vận động viên luôn ở trên mặt nước nên việc thở khi bơi cũng đơn giản hơn các kiểu bơi khác. Thông thường một chu kỳ bơi thở ra một lần và hít vào một lần. Tuy việc thở ở trên mặt nước không nhất thiết phải vào thời điểm nào, song thở có tính nhịp nhàng khi phối hợp với các động tác tay , chân sẽ là điều kiện duy trì nhịp thở cần thiết tối ưu cho vận động viên. Kinh nghiệm huấn luyện cho thấy thở hít vào khi tay này thực hiện pha chuẩn bị (rút tay khỏi nước và vung tay trên không về trước), thở ra khi tay kia thực hiện pha chuẩn bị. Nhịp điệu thở tốt là phải phù hợp, hài hòa với đặc điểm sinh lý. Đó là độ sâu của thở và sự phối hợp nhịp nhàng trong các hoạt động phối hợp của động tác tay và chân.

Các bạn có thể tham khảo các kỹ thuật bơi khác như kỹ thuật thở trong bơi ếch

Để có thể năm vững được kỹ thuật thở trong bơi ngửa và các động tác kết hợp nhuần nhuyễn, bạn nên tập luyện đúng cách và thường xuyên bơi để đem lại hiệu quả nhanh nhất, chúc các bạn thành công!

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Cách tự học bơi nhanh nhất cho người mới học bơi

Mùa hè đang đến dần, việc đi du lịch, nghỉ mát tại các bãi biển, các khu bể bơi tăng cao, bạn muốn học bơi nhanh để có thể thoái mái bơi lội dưới nước. Để tự học bơi nhanh nhất mà vẫn đảm bảo bơi hiệu quả, các bạn hãy cùng tham khảo cách tự học bơi dưới đây để có thể học bơi nhanh nhất. 


Chúng ta chuẩn bị để tập bơi thôi nào, học bơi nhanh nhất để không cần phải mất tiền đi học, bạn có thể tự học bơi tốt nhất

Bắt đầu tập bơi, hãy nín thở dưới nước càng lâu càng tốt, ít nhất từ 10 đến 20 giây.
Dưới đây là 5 bài tập cơ bản hướng dẫn cho những người mới tập bơi:

Lưu ý: Trước khi xuống bể bơi, cần có những bước luyện tập cơ bản giúp mềm dẻo cơ bắp, các khớp xương hoặc đi bộ vài vòng quanh bể bơi để làm nóng cơ thể.

Bài tập số 1: Nín thở lâu ở phía dưới mặt nước


Nín thở lâu ở phía dưới mặt nước


Động tác này rất quan trọng. Bạn cần tập nín thở dưới nước càng lâu càng tốt, ít nhất từ 10 đến 20 giây. Nếu không có huấn luyện viên, bạn hãy tự tập bằng cách nắm tay vào thành bể, hít một hơi thật sâu, ngồi xuống để cho đầu chìm dưới mặt nước, nín thở càng lâu càng tốt.

Bài tập số 2: Hít, thở dưới nước

Cách hít thở khi bơi khác với trên bờ. Bạn cần phải tập nhiều lần cho thuần thục.

- Nếu không có huấn luyện viên, bạn hãy nắm tay vào thành bể hoặc chống vào gối, gập người lại, mặt úp xuống nước thổi hết không khí ra thành bong bóng trong nước (tức là thở ra).

- Sau đó, bạn hãy ngẩng đầu lên khỏi mặt nước hoặc nghiêng đầu qua một bên, há miệng hít vào bằng miệng và mũi. Lưu ý nên hít vào bằng miệng để tránh nước vào mũi gây sặc.

Đơn giản hơn: Bạn hãy nắm tay vào thành bể, hụp xuống nước, thổi bong bóng ra hết, sau đó nổi lên khỏi mặt nước, há miệng hít hơi vào. Lặp lại liên tục như thế cho đến khi thuần thục.

Động tác hít thở này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của bản thận, bạn nên cẩn thận và học đúng cách để tránh vị ngạt nước

Bạn có thể tham khảo các kỹ thuật thở:

- Kỹ thuật thở trong bơi ếch
- Kỹ thuật thở trong bơi sải

Bài tập 3: Tập nổi dưới nước




Hãy đứng ở khu vực hồ có mực nước ngang bụng, hít vào thật sâu rồi nín thở. Sau đó ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn như quả trứng. Lúc đầu, cơ thể chìm xuống, song sau đó sẽ từ từ nổi lên. Khi người nổi hẳn lên, bạn hãy duỗi tay và chân thẳng ra như tấm ván. Khi nào hết hơi, bạn co chân lại, đứng lên.

Bài tập 4: Lướt nước

Đây là một động tác rất quan trọng. Nếu bạn làm được động tác này thì việc học bơi sẽ trở nên dễ dàng và nắm chắc thành công.



- Hãy đứng ở vị trí có mực nước sâu ngang bụng hay ngực. Tựa lựng vào thành bể, hít hơi vào và nín thở. Ngay lập tức duỗi thẳng tay về phía trước. Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạo thành mũi nhọn (tư thế này sẽ ít bị cản nước).

- Mặt úp xuống nước, người hơi nghiêng về phía trước, đưa mông lên cao, co 2 chân lên cao.

- Đạp mạnh vào thành bể lấy đà phóng mình về phía trước và duỗi thẳng chân. Khi đó, thân bạn sẽ nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước.

Bài tập 5: Tập đứng lên

Khi đang lướt nước mà muốn đứng lại, bạn hãy co 2 chân về phía trước ngực đồng thời kéo 2 tay về phía sau. Quạt nước từ trước ra sau bằng cả hai tay. Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên.

Trên đây là các kỹ thuật và cách tự học bơi nhanh nhất cho người mới học bơi. Các bạn hãy cố gắng tập luyện và bơi đúng cách nhé.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Làm sao để học bơi nhanh nhất

Mùa hè nóng bức, với mức nhiệt tăng cao trong năm nay, bạn muốn nhanh chóng tập bơi, bơi cơ bản và có thể tự bảo vệ bản thân khi đi bơi 1 mình. Bài viết này mình sẽ chia sẻ cách làm sao để bơi được nhanh nhất

Để biết cách làm thế nào học bơi nhanh chúng ta cần nắm vững các kỹ năng cơ bản để học bơi. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng những bài tập của các kỹ năng. Sau khi học thành thạo các bạn sẽ chuyển sang tập bơi dưới nước.

Dưới đây là các bài tập cơ bản để giúp bạn cách để biết bơi nhanh nhất, chúng ta sẽ cùng học bơi nhé!

1. Bài tập trên cạn dành cho người mới bắt đầu học bơi

Khi đi học bơi, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như quần áo bơi chất liệu tốt, kính bơi, mũ bơi, dụng cụ bịt tai và phao bơi để đảm bảo bơi đúng cách nhé. Trước khi xuống nước để không gặp phải hiện tượng chuột rút, hiện tượng co cơ thì bạn nên thực hiện các bài tập hoạt động cơ thể khoảng từ 3 – 5 phút. Bạn có thể thực hiện các động tác xoay khớp tay, chân, khớp gối với mục đích khiến cơ thể nóng lên và các khớp xương được kéo dãn ra.

2. Bài tập nín thở dưới nước

Học bơi – Cách học bơi nhanh nhất

Đây là một trong những bài tập cơ bản giúp bạn có thể học bơi nhanh nhất, nếu không thể nín thở được ở dưới nước thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể học bơi. Bài tập nín thở dưới nước dành cho bạn vô cùng đơn giản, sau khi xuống bể bơi bạn hãy lấy hơi thật sâu sau đó nín thở và hụp ngay xuống nước. Khi ngoi lên mặt nước bạn mới thở ra rồi lại tiếp tục lấy hơi và hụp xuống, bạn nên thực hiện nhiều lần cho thuần thục. Lưu ý rằng khả năng nín thở dưới nước của bạn càng lâu thì bạn bơi càng xa.
3. Bài tập hít thở dưới nước và tập nổi trên mặt nước

Sau khi đã thuần thục với bài tập nín thở dưới nước, bạn sẽ tiếp tục học các hít thở dưới nước. Hít vào, thở ra vốn dĩ là hoạt động chúng ta vẫn thực hiện hàng ngày nhưng việc hít thở dưới nước lại khác hẳn với hít thở trên cạn. Để luyện tập 2 bài tập hít thở dưới nước và nổi trên mặt nước, bạn chọn vi trí sát thành bể bơi, hai tay bám thành bể sau đó há miệng lấy hơi và hụp xuống nước. Khi hụp xuống nước, ban đầu vẫn nín thở, bạn thả lỏng cơ thể và duỗi thẳng chân ngang với mặt nước. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được cơ thể mình nổi lên trên mặt nước, khi đó bạn thở hết khí ra bằng mũi rồi ngoi lên mặt nước lại tiếp tục lấy hơi bằng miệng. Sở dĩ phải lấy hơi bằng miệng và thở ra bằng mũi bởi làm như vậy lượng hơi hít vào sẽ được nhiều hơn cách hít thở thông thường, điều đó sẽ rất tốt cho việc học bơi của bạn.
Như bài trước mình đã viết, các bạn có thể tham khảo các cách hít thở của các kiểu bơi:
4. Bài học lướt nước – cách học bơi nhanh nhất
Khi bơi, ai cũng mong muốn mình có thể bơi nhanh, bơi đẹp. Để có thể bơi nhanh thì bạn phải luyện tập thuần thục bài học lướt nước. Bạn đứng tựa lưng vào thành bể, há miệng lấy hơi và nín thở. Hai tay bạn duỗi thẳng ép chặt vào thân người, khép hai vai hẹp lại sau đó ngả người về phía trước. Mặt úp xuống nước, chân đạp mạnh vào thành bể tạo lực đẩy cơ thể lướt trên mặt bể. Bạn cần luyện tập thật kĩ lưỡng bài học này vì nếu thực hiện đúng động tác và có thể lướt nước thành công thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã nắm chắc trong tay bí quyết về cách học bơi nhanh nhất, việc biết bơi đối với bạn chỉ là chuyện sớm muộn.
Lựa chọn kiểu bơi dễ học nhất
Môn thể thao bơi lội bao gồm bốn kiểu bơi cơ bản là bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa và bơi bướm trong đó kỹ thuật bơi ếch và bơi sải là hai kỹ thuật cơ bản nhất. Bạn nên lựa chọn luyện tập hai kiểu bới này trước, vì khi mới học bơi rất nhanh nản trí, bạn chọn học từ dễ đến khó thì sẽ dễ dàng hơn.
Trên đây là những gì cơ bản về các kỹ năng khi bắt đầu học bơi, giúp các bạn trả lời câu hỏi:”làm sao để học bơi nhanh”, chỉ cần thực hiện theo các bài tệp trên là các bạn sẽ nhanh chóng học được cách bơi tốt. Chúc các bạn thành công!

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Học cách đạp chân trong bơi sải cơ bản dễ học

Bơi sải là kiểu bơi có tốc độ nhanh nhất trong các kiểu bơi cơ bản, muốn học được kiểu bơi này tốt nhất, kỹ thuật đạp chân khi bơi sải là rất quan trọng, việc đạp chân sẽ quyết định tốc độ bơi sải nhanh hay chậm. Bạn có thể tham khảo bài viết kỹ thuật đạp chân trong bơi sải để bơi sải nhanh nhất nhé.

1. Tập chân bơi sải trên cạn

Bạn ngồi lên thành hồ bơi, người ngả 1 góc 30 độ về sau, 2 chân duỗi thẳng. Sau đó, bạn nâng lên và đập xuống liên tục cho đến khi thành thạo. Lưu ý, trong quá trình thực hiện động tác này bạn luôn phải giữ cho gối thật thẳng.

Kỹ thuật đạp chân khi bơi sải này bạn nên làm trước khi tập chân bơi sải dưới nước.

2. Tập chân bơi sải dưới nước

Bạn nằm sấp trên mặt nước, 2 tay nằm thành bể đồng thời duỗi thẳng 2 tay, 2 chân. Chú ý là vẫn phải giữ cho gối thật thẳng đấy nhé. Tiếp theo, bạn đập chân trườn sấp liên tục như đã được tập ở trên cạn, cho đến khi thuận thục và quen với môi trường nước. Các động tác cần nhịp nhàng, mềm dẻo.





Cách bơi sải: Tập chân bơi sải dưới nước.

Bơi sải hay còn gọi là bơi trườn sấp. Các bạn có thể gọi theo tên nào cũng được.

Tiếp theo, cách đạp chân trườn sấp với ván và bơi theo chiều ngang thành bể. Khi đó cố gắng duy trì cho mực nước ở ngang bụng hoặc ngực. Trong khi đó, cố gẵng giữ thẳng gối.




Đạp chân, cố gắng giữ thẳng gối.

Duỗi thẳng 2 tay về phía trước, lướt trên nước khoảng 1m rồi đập chân trườn sấp theo chiều ngang của bể. Bạn tập như vậy nhiều lần cho đến khi thuần thục là có khả năng bơi nhanh về phía trước.

Các vận động viên bơi lội cho biết bơi ếch giúp người bơi có được vòng eo con kiến, bơi bướm giúp bạn sở hữu vòng 1 quyến rũ còn nếu bạn muốn sở hữu đôi chân thon thả thì hãy lựa chọn bơi sải. Trong bơi sải, đôi chân là bộ phận đòi hỏi có sự vận động nhiều - nhanh và liên tục. Và kỹ thuật đạp chân càng tốt thì càng tạo ra nhiều lực tịnh tiến giúp bạn tăng tốc độ trong quá trình bơi. Bạn cần thả lỏng cơ thể đặc biệt là bàn chân, duỗi thẳng cổ chân để vị trí bàn chân của bạn có thể hơi gấp nhẹ khi thực hiện đá chân. Thực hiện động tác đá chân, bạn cần giữ gối thẳng, gập nhẹ đầu gối khi bàn chân chuyển động hướng lên mặt nước. Đá chân trong bơi sải đòi hỏi phải có sự nhịp nhàng khi đá chân lên và đá chân hướng xuống đáy bể. Khi đá chân xuống, bạn duỗi thẳng chân kết hợp động tác đá chân từ hông và dùng sức để phát lực nhiều hơn so với động tác đá chân lên. Muốn sinh ra nhiều lực ở chân hơn khi đá xuống, bạn cần giữ bàn chân duỗi thẳng và tăng tốc nhanh hơn khi đá xuống.

Giống như bơi ếch, cách thở trong bơi ếch là rất quan trọng thì cách đạp chân khi bơi sải cũng quan trọng như vậy, bài trước mình cũng đã chia sẻ chi tiết về kỹ thuật thở trong bơi ếch, các bạn có thể tham khảo.

Những người mới học bơi sải thường hay mắc phải lỗi gập gối quá nhiều trong khi bơi. Lỗi gập gối quá nhiều khiến cơ thể không thể lướt nhanh được trên mặt nước mà còn tạo ra lực cản lớn hơn. Hơn nữa gập gối quá nhiều khiến chân nhanh bị mỏi và chắc chắn bạn sẽ không thể bơi xa được. Để khắc phục lỗi này, người bơi nên sử dụng chân vịt để luyện tập.


Trên đây là kỹ thuật đạp chân khi bơi sải bạn cần biết để học bơi sải tốt nhất, chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Học bao lâu để biết bơi?

Học bơi lội là cách để rèn luyện thân thể, tăng khả năng tính mạng và còn là môn thể thao giúp tăng trưởng chiều cao tốt nhất. Vậy, học bơi bao lâu thì có thể biết bơi được là điều nhiệu bạn đang quan tâm.

Học bơi lội còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, để bơi lội nhanh bạn cần làm đầu tiên là nắm bắt các kỹ thuật bơi của từng kiểu bơi. Để biết được học bơi bao lâu thì biết bơi chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Dưới đây mình sẽ nêu ra các kỹ thuật bơi quan trọng của từng kiểu bơi nhé:

- Bơi ếch: Kỹ thuật đạp chân, kỹ thuật thở trong bơi ếch, kỹ thuật đứng nước,.. Ở bài trước mình cũng đã phân tích cụ thể về kỹ thuật thở trong bơi ếch, các bạn có thể tham khảo để nẵm rõ kỹ thuật quan trọng này.

- Bơi sải
: Kỹ thuật đạp chân, kỹ thuật đứng nước, kỹ thuật thở, kỹ thuật bơi trên cạn, kỹ thuật bơi dưới nước, kỹ thuật tay,…

- Bơi ngửa
: Kỹ thuật đạp chân, kỹ thuật đứng nước, kỹ thuật bơi trên cạn, kỹ thuật thở, kỹ thuật tay,…

- Bơi bướm
: Kỹ thuật đạp chân, kỹ thuật đứng nước, kỹ thuật thở, kỹ thuật tay,…

Đối với các kiểu bơi thì kỹ thuật thở là kỹ năng quan trọng nhất, các bạn muốn học bơi nhanh và an toàn thì bắt buộc phải nắm vững kỹ thuật thở trong các kiểu bơi này nhé.



Sau khi nẵm vững các kỹ thuật của từng kiểu bơi, bạn sẽ học bơi nhanh hơn rất nhiều và đúng cách, để học được 1 kiểu bơi bạn mất khoảng 1 tháng. Cả để học kỹ thuật và bắt đầu tập bơi thành thạo.

Dưới đây là 1 số yếu tố và tâm lý khiến bạn học bơi bị chậm hơn bình thường:

Không hiểu bản chất “4 đúng” của động tác bơi lội




Người lớn tuổi khó học bơi hơn con trẻ bởi cách dạy “bắt chước” hiện nay khó giúp họ làm đúng được những gì người dạy mong muốn. Muốn bơi được, cần thực hiện được 4 đúng:

· Đúng đường: Động tác phải được thực hiện đúng đường, đúng hướng. Chẳng hạn khi bơi ếch, hai chân phải co vào rồi bung đạp theo vòng cung sang hai bên trước khi ép chặt lại với nhau... Cũng như khi đi từ Hà Nội đến Bắc Giang, Quảng Ninh thì phải theo hướng bắc, nếu bạn đi theo hướng nam thì sẽ lạc sang tỉnh khác.

· Đúng thời: Đây là việc phối hợp chân tay sao cho nhịp nhàng, khi nào thì tay, khi nào thì chân, cùng lúc hay so le… Bơi là hoạt động có nhịp điệu, là một vũ điệu dưới nước chứ không phải là hoạt động loạn xạ.

· Đúng cường lực: Khi nào tay, chân cần mạnh, khi nào tay, chân cần nhẹ. Trong chuyển động bơi, không phải lúc nào cơ thể cũng căng cứng mà có lúc tay hoạt động (cương), chân nghỉ ngơi (nhu), hoặc ngược lại; có lúc các bộ phận này trên mặt nước, các bộ phân kia ở dưới mặt nước…

· Đúng điểm đến của lực: Cùng là dùng bàn tay tạo lực nhưng nếu bạn đập tay xuống mặt bàn, lực sẽ truyền xuống mặt bàn, làm rát bàn tay, nhưng nếu bạn ấn xuống bàn thì lực lại truyền lên bả vai. Trong bơi cũng vậy, điểm đến của lực khác nhau tạo ra hướng chuyển động khác nhau. Do không biết điểm đến của lực nên nhiều người vùng vẫy chân tay loạn xạ, tốn sức mà không bơi được bao xa.

Chỉ cần thiếu một trong “4 đúng” trên, bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để học bơi, thậm chí tập mãi vẫn không làm chủ được chuyển động của mình dưới nước.

Không biết “thử - sai”

Có nhiều người cố gắng tập mãi một kiểu đập chân quạt tay, dù thấy không hiệu quả, họ vẫn cứ lặp đi lặp lại động tác đó một cách cần cù. Thực ra, khi cảm thấy mình rơi vào tình huống này, hãy dừng lại, quan sát những người bơi giỏi, tìm hiểu xem động tác của họ khác với mình như thế nào để chỉnh sửa. Hãy đặt câu hỏi "Tại sao tay chân họ chuyển động nhịp nhàng, khoan thai mà vẫn bơi nhanh, bơi đẹp…". Bạn phải luôn thay đổi, luôn “thử - sai” để đạt tới “4 đúng”. Chỉ như thế, bạn mới học bơi nhanh và bơi đúng kỹ thuật. Cần quan sát để thay đổi.

Tâm lý ngại không muốn xuống nước vì sợ các nguy cơ dưới nước



Nhiều người, nhất là phụ nữ, ngại đi bơi vì sợ việc này ảnh hưởng tới làn da hoặc làm mình mắc một số bệnh do môi trường dưới nước gây ra. Thực tế, đi bơi có thể đối mặt với một số nhóm rủi ro như đuối nước, mất thân nhiệt do ngâm nước lâu, mắc bệnh về phổi do hít nhiều nước vào phổi, phơi nhiễm các hoạt chất dùng xử lý nước hồ bơi, dẫn tới mắc các bệnh về tai, mũi, họng, da, vấn đề về cơ xương khớp do bơi quá sức. Ngoài ra, khi bơi ở sông, biển, bạn có thể ngã, trượt, va chạm vào thành bể, tàu thuyền, gặp nguy hiểm do thời tiết bất lợi như giông, bão, rơi vào dòng nước xoáy, gặp sinh vật lạ như sứa, cá dữ...

Tuy nhiên, thông thường, nếu bơi tại bể bơi ở thành phố thì các nguy cơ này không nhiều. Nhất là, bạn có thể phòng tránh bằng cách: Tập bơi với người hướng dẫn hoặc tập kỹ trên cạn trước khi xuống nước; tập ở nơi nước không quá sâu; không bơi quá sức; sử dụng dụng cụ bịt tai, kính bơi... để tránh nước vào tai, mắt; chú ý quan sát và chọn nơi bơi thích hợp; không bơi khi thời tiết bất lợi...

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Kiểu bơi nào nhanh nhất trong các kiểu bơi phổ biến hiên nay?

Bơi sải là kiểu bơi phổ thông đươc cho là nhanh nhất trong các kiểu bơi như: bơi sải, bơi bướm, bơi ếch, bơi chó, bơi ngửa ,… Để phân biệt rõ và hiểu tại sao bơi sải là kiểu bơi nhanh nhất, chúng ta sẽ cùng đi phân tích từng kiểu bơi


1. Bơi ếch

Là kiểu bơi nhìn giống như con ếch, khi bơi thì tay và chân của người bơi quạt và đẩy nước giống như chân và tay con ếch đang bơi. Trong bơi ếch thì lực đạp nước của chân lớn hơn lực đạp nước của tay và tốc độ bơi sẽ do kỹ thuật đạp chân tác động chính. Muốn bơi ếch tốt, bạn cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. Bơi ếch là kiểu bơi nền tảng nhưng tốc độ bơi chậm.

Để học tốt kiểu bơi này chúng ta cũng cần quan tâm trực tiếp đến kỹ thuật thở trong bơi ếch để nhanh chóng học được kiểu bơi này.

2. Bơi sải


Hay còn gọi là bơi trườn sấp là kiểu bơi đòi hỏi có sự phối hợp nhịp nhàng của chân, tay và thở nhiều nhất. Trong bơi sải, những động tác hai chân đập, hai tay quạt nước và luôn vươn người lướt nhanh tới nước được thực hiện liên tục. Quan trọng nhất trong bơi sải là bạn phải giữ cho thân người luôn nổi ngang với mặt nước, khi bơi mặt phải thẳng với đáy và mắt vuông góc với đáy bể.

Do động tác và cơ thể nhanh nhạy mà bơi sải được cho là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi phổ thông hay bơi.

3. Bơi bướm


Là kiểu bơi úp sấp ngực, động tác của đôi tay tương tự và đối xứng nhau, kết hợp với việc đạp chân bướm. Trong môn thể thao bơi lội, bơi bướm là kiểu bơi có sự kết hợp nhuần nhuyễn của bơi ếch và bơi sải. Bơi bướm là kiểu bơi khó, đòi hỏi người bơi phải có kỹ thuật và thể lực tốt.

Kiểu bơi này đòi hỏi độ chuyên môn khá cao chính vì vậy để học đươc kiểu bơi này chúng ta cần nẵm vững các kỹ thuật cơ bản của bơi bướm.

4. Bơi ngửa


Bơi ngửa gần giống như bơi sải, sau khi tập thuần thục bơi sải bạn có thể tập bơi ngửa. Trong bơi ngửa, tay cũng quạt luân phiên, chân là sự đảo ngược của chân sải, cơ thể nghiêng từ bên này sang bên kia. Bơi ngửa được coi là kiểu bơi khó nhất và yêu cầu độ chính xác cao trong từng động tác thì mới có thể đạt được thành công.

Tốc độ của kiểu bơi này cũng khá nhanh, tuy nhiên để đạt được độ chính xác cao và các động tác tập khá khó và mất sức nhiều thì động tác này vẫn bị coi là tốc độ sau bơi sải.

Trên đây là nhưng chia sẻ của mình về việc đánh giá kiểu bơi nào nhanh nhất, bơi sải tuy là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi phổ thông nhưng trên thế giới còn có 1 số kiểu bơi đặc biệt sẽ có tốc độ cao hơn, các bạn có thể nghiên cứu hoặc tìm hiểu thêm. Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Cách thở dưới nước khi bơi hiệu quả cho học bơi lội

Trong bơi lội, cách thở dưới nước khi bơi lội là 1 kỹ thuật cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bơi lội cũng như an toàn của bản thân khi bơi lội. Cách hít thở dưới nước khi bơi không khó nên bạn tập luyện bài bản và nắm vững các động tác cơ bản.

Đối với môn bơi lội thì nắm vững kỹ thuật thở dưới nước là rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến việc bạn có thể học bơi hay không. Một số bạn vì một lý do cá nhân như: chứng sợ nước, sợ sặc nước, sợ sẽ chết đuối nên các bạn không thể tập bơi được. Bơi hoàn toàn là bản năng sinh tồn của con người và đương nhiên chúng ta có thể hít thở ở dưới nước theo 1 cách đặc biệt, tuy nó sẽ khác với thở trên cạn rất nhiều lần. Bài viết dưới đây mình xin gửi tới các bạn cách thở dưới nước khi bơi lội.

Trước tiên để đi vào học cách thở dưới nước chúng ta cần luyện tập tốt cách thở trên cạn.

1. Luyện tập thở trên cạn

Luyện tập thở trên cạn

Thở vốn là hoạt động chứng minh sự tồn tại của sự sống vì thế đây là hoạt động ai cũng làm mỗi ngày. Việc hít thở bình thường hàng ngày đơn giản là việc hít vào bằng mũi và thở ra bằng cả mũi và miệng. Tuy nhiên khi luyện tập kỹ thuật thở trong bơi lội thì hoàn toàn ngược lại với khi thở bình thường. Bạn sẽ phải hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi. Bạn chỉ cần há to miệng để lấy hơi sau đó thở ra bằng mũi rồi lại tiếp tục há to miệng để lấy hơi, bạn đứng trên bờ để luyện tập nhiều lần cho quen trước khi xuống nước.

2. Luyện tập thở dưới nước

Luyện tập thở dưới nước


Sau khi đã quen dần với kỹ thuật thở đã luyện tập được ở trên cạn, bạn khởi động cho nóng người sau đó xuống nước để học kỹ thuật nín thở dưới nước. Có thể nói rằng nín thở càng lâu càng tốt và bạn sẽ bơi càng xa hơn. Nhưng nhịp thở phải đều thì mới bền sức và bơi lâu được. Vì luôn có sự chênh lêch áp suất ở dưới nước nên bạn không cần phải há miệng thật to, hóp bụng để lấy hơi. Chỉ đơn giản sau mỗi nhịp thở, bạn há miệng to, hơi sẽ tự được lấy vào, sau khi hụp xuống nước bạn thực hiện thở hết khí ra bằng mũi, tiếp tục ngoi lên mặt nước để lấy hơi vào bằng miệng. Nếu thực hiện như vậy, và nhịp thở đều, bạn sẽ không bao giờ bị sặc nước và bơi được xa hơn.

2.1 Kỹ thuật thở trong bơi ếch và bơi bướm



Kỹ thuật thở của hai kiểu bơi này là giống nhau, cả hai đều thực hiện nhô đầu lên lấy hơi bằng miệng sau đó hụp xuống nước và thở ra bằng mũi. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn kỹ thuật thở trong bơi ếch, các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

Tuy nhiên trong bơi bướm thì cứ hai nhịp đạp chân+ 1 nhịp quạt tay mới đến một nhịp thở vì thế mà lượng khí hít vào phải nhiều hơn.

2.2 Kỹ thuật thở trong bơi sải

Bạn chú ý phải hít vào thật sâu từ những nhịp đầu tiên vì bơi sải rất tốn sức. Kỹ thuật thở trong bơi sải khác với bơi ếch và bơi bướm, khi lấy hơi trong bơi sải, bạn quạt tay bên nào thì nghiêng đầu sang bên đó để lấy hơi. Bạn sẽ gặp khó khăn khi nghiêng đầu sang bên không thuận, vì là bên không thuận nên bạn dễ bị sặc nước.

2.3 Kỹ thuật thở trong bơi ngửa
Trong bơi ngửa thì mặt bạn luôn luôn trên mặt nước, thông thường cứ một chu kỳ bơi thì bạn hít vào 1 lần và thở ra một lần. Việc hít vào thở ra phải đều đặn với động tác tay và chân, không nên nóng vội thì để nhịp thở được nhịp nhàng hơn, bạn sẽ bơi được xa hơn.

Trên đây là tổng quan cách thở dưới nước khi bơi lội. Từng cách bơi đều có kỹ thuật thở riêng biệt, các bạn cần nẵm vững để phân biệt và học đúng cách, đem lại hiệu quả và an toàn trong bơi lội cho chính mình. Chúc các bạn thành công!

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Kỹ thuật bơi đứng tại chỗ bạn nên biết


Đứng nước tại chỗ là một trong những kĩ thuật quan trọng nhất trong các kỹ năng bơi lội, việc học đứng nước tại chỗ không khó, bạn chỉ cần học trong 30 phút và thực hành thuần thục trong 2 - 3 giờ là có thể thực hiện được. Sau đây mình sẽ hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật bơi đứng tại chỗ cho các bạn.

Cách đứng nước tại chỗ là một kĩ thuật kì diệu giúp bạn tự cứu sống chính bản thân mình trong những tình huống nguy hiểm cũng như thỏa sức vui đùa trong nàn nước mát lạnh khi đi bơi, đi du lịch biển đảo sông hồ. Để học được kỹ thuật bơi đứng tại chỗ này chúng ta cũng nên chú ý và tập trung cao.

Trong bơi lội đây là phương pháp đứng nước được các vận động viên bóng nước thường áp dụng, nó cho phép người ta giữ được phần cơ thể của mình nhô khỏi mặt nước nhiều hơn bất kỳ phương pháp nào khác.



Khi bắt đầu học cách đứng nước, bạn nên chọn chỗ nước cạn của bể bơi cho an toàn. Muốn học được kỹ thuật đứng nước, bạn phải thuần thục các kỹ thuật thở, nổi trên mặt nước và các kỹ thuật đạp chân, quạt nước trước đã. Chọn chỗ nước cạn để đứng, bạn hít vào thở ra nhịp nhàng như những gì đã học trong kỹ thuật thở, đồng thời thực hiện chuyển động tay dưới mặt nước và xoa từ trước ra sau. Động tác xoa tay trong kỹ thuật đứng nước giống như bạn đang dùng bàn tay của mình để xoa nước và cảm nhận được nước. Khi đã thực hiện thuần thục động tác xoa tay và có thể cảm nhận được nước xung quanh bạn, bạn chuyển qua tập động tác chân. Khi tập động tác chân trong kỹ thuật đứng nước, bạn chọn vị trí gần thành bể, bám tay vào thành bể và thực hiện đá chân cắt chéo. Giữ mũi chân thẳng, bạn thực hiện đá chân cắt chéo lên xuống và nhanh dần. Khi đã cảm thấy thoải mái và quen vơi động tác đá chân cắt chéo, bạn di chuyển ra xa thành bể và kết hợp động tác xoa tay và động tác đá chân nhịp nhàng.



*Các bước :

1 – Hãy xuống bể và giữ cho người đứng thẳng trong nước.

2 - Bắt đầu đạp chân kiểu ếch (frog style) để nổi người, nhưng mỗi lần chỉ đạp một bên chân.

3 – Cùng lúc đó, giữ cho hai tay giang rộng phía trước, ngang vai và chuyển động tới lui để giữ người cân bằng và giúp nổi người.

4 – Giang rộng đùi thoải mái như có thể (giống như là bửa ra, tách ra) và đạp mỗi đùi vòng tròn thế nào đó, nâng mỗi đùi nhanh, dứt khoát và sau đó ép sát vào bắp chân kéo theo nước phía dưới cơ thể bạn.

5 – Có thể mất một khoảng thời gian nào đó để học cách giữ hông bạn ổn định khi đạp nước, hãy tập trung làm điều này hoặc để ai đó giữ hông của bạn ở yên.

Các bạn hãy cùng xem video sau để biết chi tiết về kỹ thuật đứng nước này nhé:



-- Mách nước: Việc để hông của bạn nằm lùi ra sau so với vai sẽ giúp tập dễ hơn.


-- Cảnh báo: Khi bạn mới tập đạp nước, có thể sẽ mệt, nhưng sau khi tập vài ngày bạn sẽ quen và việc đạp nước sẽ hiệu quả hơn. Nếu bạn mới học, đừng cố thử ở nơi nước rất sâu quá lâu!

Lưu ý: Còn một số kỹ thuật quan trọng các bạn cần nắm vững thì mới có thể bơi lội 1 cách an toàn và thoải mái được. Đặc biệt là kỹ thuật thở trong bơi lội. Các bạn có thể tham khảo các kỹ thuật thở như kỹ thuật thở trong bơi ếch, kỹ thuật thở trong bơi sải mà mình đã chia sẻ ở bài trước nhé.

Trên đây là toàn bộ cách học đứng nước tại chỗ mà mình muốn chia sẻ cho các bạn, mong rằng các bạn sẽ mau chóng học được kỹ thuật bơi đứng tại chỗ này. Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Lý thuyết bơi ếch hiệu quả bạn đã biết

Bơi Ếch là kiểu bơi mang tính truyền thống đã được sử dụng từ 1 thời gian khá lâu. Kiểu bơi này mô phỏng các động tác bơi dưới nước giống với động tác của con ếch. Bơi ếch thường dễ bơi và tự do hơn các kiểu bơi khách. Chính vì vậy mà đc nhiều người học và lựa chọn. Dưới đây là toàn bộ lý thuyết bơi ếch cho bạn cần trước khi học bơi ếch.

Tính chất của bơi ếch gồm:

- Dễ miêu tả các động tác.

- Phối hợp động tác thường đơn giản, nhịp nhàng với hơi thở.

- Người tập khá thoải mái vì có thời gian nghỉ trong khi bơi .

- Khi biết bơi , người tập cố thể đứng 1 lúc trong nước (nổi người một chỗ khi ngừng bơi ) nhanh chóng, làm nền tảng để học các kiểu bơi khác.

Lý thuyết bơi ếch Cơ Bản:

Giai đoạn 1:

Tập chân ếch trên cạn trước

Tập chân ếch trên cạn trước rồi mới tập dưới nước. Khi tập các kiểu bơi , luôn luôn tập động tác chân trước. Sau khi động tác bơi chân đã thuần thục rồi, mới tập tay và sau cùng là chân và tay phối hợp thở.

1. Ngồi trên thành bể, 2 tay chống phía sau, người hơi ngửa ra sau, 2 chân và 2 bàn chân đều duỗi thẳng, nhưng thoải mái (không gồng cứng).

2. Từ từ co 2 chân lên, 2 đùi và 2 gối hơi mở rộng ra 2 bên, 2 bàn chân vẫn duỗi thẳng.

3. Co 2 mũi bàn chân lên và bẻ ra 2 bên cho lòng bàn chân hướng ra ngoài.

4. Đạp mạnh ra 2 bên.

5. Sau khi đạp mạnh (duỗi thẳng 2 chân) sang 2 bên, liền khép mạnh nhanh 2 bàn chân sát vào nhau, bàn chân duỗi thẳng như lúc đầu và cứ thế tiếp tục tập nhiều lần cho thuần thục.

Để dễ nhớ 4 động tác này, bạn cần thuộc lòng những chữ tắt. Co…Bẻ (bẻ bàn chân lên và sang 2 bên). Đạp… Khép… Nếu bàn là người hướng dẫn, cũng cần hô 4 chữ tắt. Co…Bẻ…Đạp…Khép cho người tập dễ nhớ và thực hành được đồng loạt.

Giai đoạn 2: Tập chân bơi ếch dưới nước.

Sau khi bạn đã tập thuần thục trên cạn rồi, bạn hãy xuống nước để tập tiếp.

1. Nếu bạn là người hướng dẫn: Bạn hãy cho người tập nằm úp xuống nước, 2 tay nắm chắc thành bể, người duỗi thẳng. Sau đó, bạn nắm lấy 2 bàn chân người tập để hướng dẫn họ thực hiện động tác chân ếch: Co…Bẻ…Đạp…Khép.

2. Nếu bạn là người tập: Bạn hãy nắm thành bể hoặc nắm tấm ván nổi, hoặc tập đạp chân ếch sau khi lướt nước theo chiều ngang bể (mực nước ngang bụng, không nên tập chỗ nước sâu, nguy hiểm).

Sau khi tập động tác chân thuần thục rồi, bạn có thể tự tập ở mực nước cạn theo chiều ngang bể: lướt nước khoảng 1m, xong, đạp chân ếch và cứ thế tập bơi qua, bơi lại theo chiều ngang bể ở mực nước thấp ngang bụng cho đến khi động tác bơi thấy nhuần nhuyễn.

Giai đoạn 3: Tập tay bơi ếch trên cạn.

1. Đứng khom người về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất.

2. Hai tay quạt mạnh ra 2 bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra 2 bên, đầu ngước lên, miệng há ra thở

3. Khi 2 tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu 2 khuỷu tay (cùi chỏ) gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu. Để dễ nhớ, bạn vừa tập vừa hô: Chèo mạnh (hay đè mạnh)…Khép nhanh… duỗi thẳng… Và cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn.

Giai đoạn 4: Tập tay bơi ếch dưới nước. 



1. Đứng khom người, nước ngang ngực, quạt tay ếch dưới nước như động tác trên cạn

2. Vừa đi vừa quạt tay ếch: Khi quạt dưới nước thấy nặng và nguời lướt về phía trước là tốt.

3. Phối hợp thở khi tập tay ếch:

- Đưa thẳng tay về phía trước, đầu chìm dưới nước thổi khi ra bằng miệng (thổi bong bóng). - Kéo tay ếch cho người trườn tới, ngóc đầu hít khí trời bàng miệng và mũi. Vừa đi dưới nước vừa vừa tập động tác cho thật nhuần nhuyễn.

Giai đoạn 5: Tập chân và tay ếch phối hợp với thở trên cạn. 



1. Hai tay chắp trước ngực, 2 khuỷu tay gần sát nhau, 2 chân dang rộng bằng vai và khuỵu thấp xuống như đang niệm Phật.

2. Đạp mạnh, duỗi thẳn 2 chân xuống đầt và duỗi thẳng 2 tay lên trời

3. Kéo mạnh 2 tay xuống ngang vai, lòng bàn tay hướng ra 2 bên (quạt nước). Đầu nhô lên, há miệng thở.

4. Khép nhanh 2 khuỷu tay gần sát trước ngực, người thu nhỏ, 2 chân khuỵu xuống như tư thế ban đầu. Để cho nguời tập dễ nhớ và đồng loạt, vừa làm vừa hô 3 chữ tắt của động tác: Đạp + Kéo + Khép (Đạp mạnh 2 chân, Kéo nước đến ngang vai, Khép nhanh 2 khuỷu tay sát vào trước ngực).

Giai đoạn 6
: Tập động tác của bơi ếch dưới nước, chân và tay ếch phối hợp thở. Khi tập đã nhuần nhuyễn động tác phối hợp trên cạn trong gian đoạn 5 thì việc thực hiện dưói nước rất dễ dàng như sau:

Như ở bài trước mình đã chia sẻ về kỹ thuật thở trong bơi ếch cụ thể, các bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết trước khi học giai đoạn này nhé.

1. Đứng sát thành bể, đầu úp xuống nước, 2 tay duỗi thằng, 2 chân co lên cao, chuẩn bị đạp mạnh vào thành bể… (để lướt nước).

2. Đạp mạnh vào thành bể và lướt nước một đoạn… đồng thời thổi bong bóng (thở ra).

3. Kéo 2 tay ngang ngực (Quạt nước sang 2 bên, đồng thời nhô đầu há miệng thở).

4. Khép nhanh 2 khuỷu tay và chắp 2 bàn tay sát vào trước ngực và thu nhỏ 2 vai lại như niệm Phật, đồng thời co 2 chân lại gần sát mông như tư thế ban đầu. Và cứ thế tiếp tục các động tác liên tục cho thật nhuần nhuyễn. Để cho dễ nhớ, các bạn nên ghi nhớ 6 chữ ngắn gọn: Đạp mạnh… Kéo tay… Ngóc đầu (khỏi mặt nước, há miệng thở)

Trên đây là lý thuyết bơi ếch cơ bản giúp các bạn có thể nắm vững những kỹ năng và kiến thức cơ bản khi bơi ếch. Hãy cố gắng học tập và luyện bơi hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Cách đạp chân trong bơi ếch cần học trước khi bơi ếch


Bơi ếch là kiểu đươc nhiếu người yêu thích. Bơi ếch mô phỏng các động tác bơi dưới nước của con ếch với các động tác bơi đơn giản, thời gian nghỉ ngơi tự do khi bơi, có khả năng rèn luyện sức khỏe cao. Đạp chân trong bơi ếch là 1 kỹ thuật quan trọng và cần phải biết khi học bơi ếch.


Bơi ếch khá dễ học, tuy nhiên để bơi ếch nhanh và đẹp, cách đạp chân trong bơi ếch là một yếu tố quan trọng giúp ta bơi ếch một cách hoàn hảo nhất. Động tác đạp chân ếch đúng cách sẽ giúp bạn tăng cường lực đẩy cơ thể và giúp bạn bơi nhanh hơn.

Dưới đây là một số kỹ thuật đạp chân trong bơi ếch cần thiết nhất mình muốn chia sẻ với tất cả các bạn để ai cũng bơi đẹp hơn nhanh hơn nhé.



Kỹ thuật đạp chân trong bơi ếch

1. Thả lỏng bàn chân, co chân sao cho ngón chân lại gần với ống chân đồng thời đua đầu gối xuống thấp.

2. Sau khi 2 chân duỗi thẳng ra sau dùng lòng bàn chân đạp nước, đẩy thân người tiến lên phía trước

3. Khi 2 chân duỗi thẳng, 2 đầu gối gần nhau ngón chân duỗi thẳng ra sau ( hướng hai lòng bàn chân vào nhau nhât có thể).

4. Để chân được thả lỏng, thực hiện động tác co chân và giữ hai đàu gối gần nhau đồng thời hướng gót chân lên cao.

Cần giữ thân người thả lỏng khi chuẩn bị chu kỳ đạp nước tiếp theo.

Ngoài ra các bạn còn chú ý đến kỹ thuật thở trong bơi ếch và thường xuyên tập luyện sẽ cải thiện kỹ thuật cũng như tốc độ bơi.

Các lỗi dễ mắc phải khi tập đạp chân trong bơi ếch

1 - Chân đạp ra co vào liên tục, không nghỉ giữa chừng, không có thời gian lướt nước. Bơi như vậy nhanh mệt và không xa bởi lực cản lớn.

2 - Hai chân không khép thẳng sau khi đạp ra. Dòng chảy có tính thủy động học kém, lực cản chắc chắn lớn.

3 - Thay vì thu chân ở khớp gối gập ngược hai bàn bàn chân lên mông, cậu bé thu chân nơi khớp hông, đưa đầu gối về bụng. Như thế, thân người từ duỗi thẳng gập thành hình chữ Z, cũng tạo ra lực cản lớn, người bị giật lùi về sau.

Bơi kiểu này, đạp vài chục lần vẫn chưa hết chiều ngang bể, bởi chân đạp ra tiến tới được 1 m thì chân co vào lại làm người thụt lùi nửa mét.

Để hiểu rõ hơn về các lỗi này chúng ta hãy xem video nhé.



Trên đây là cách đạp chân trong bơi ếch đúng cách, chúng ta hãy cùng học để nắm vững nhé, ngoài ra trong bơi ếch còn khá nhiều kỹ thuật như kỹ thuật tập tay, kỹ thuật thở trong bơi ếch. Như ở bài trước mình đã chia sẻ kỹ thuật thở trong bơi ếch. Các bạn hãy tham khảo và cùng luyện tập cho thân hình chuẩn đẹp và thư giãn nhé. Chúc các bạn thành công.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Học cách bơi ếch chuẩn cho người mới tập bơi

Để học cách bơi ếch thật đơn giản bạn cần nắm vững các giai đoạn, để khi vào bơi ếch được chính xác và hiệu quả. Bạn là người mới tập bơi nên cũng cần hiểu rõ cả các kỹ thuật trong bơi ếch để có thể hiểu hết các giai đoạn sử dụng các kỹ thuật nào.

Bơi ếch là kiểu bơi khá đơn giản và được nhiều người lựa chọn để học bơi. Dù bơi ếch không được nhanh bằng các kiểu bơi khác nhưng không có nghĩa là nó không thể đạt được tốc độ và hiệu quả đem lại của bơi lội. Không những nó mang lại hiệu quả cao mà còn nhiều lợi ích khác. Bạn có thể tham khảo tác dụng của bơi ếch ở bài trước mình đã viết.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vào các giai đoạn để học cách bơi ếch sau:

Giai đoạn 1: Tập chân bơi ếch trên cạn. 

Tập chân bơi ếch trên cạn.


Khi tập các kiểu bơi , luôn luôn tập động tác chân trước. Sau khi động tác bơi chân đã thuần thục rồi, mới tập tay và sau cùng là chân và tay phối hợp thở.

1. Ngồi trên thành bể, 2 tay chống phía sau, người hơi ngửa ra sau, 2 chân và 2 bàn chân đều duỗi thẳng, nhưng thoải mái (không gồng cứng).
2. Từ từ co 2 chân lên, 2 đùi và 2 gối hơi mở rộng ra 2 bên, 2 bàn chân vẫn duỗi thẳng.

3. Co 2 mũi bàn chân lên và bẻ ra 2 bên cho lòng bàn chân hướng ra ngoài

4. Đạp mạnh ra 2 bên

5. Sau khi đạp mạnh (duỗi thẳng 2 chân) sang 2 bên, liền khép mạnh nhanh 2 bàn chân sát vào nhau, bàn chân duỗi thẳng như lúc đầu và cứ thế tiếp tục tập nhiều lần cho thuần thục.

Để dễ nhớ 4 động tác này, bạn cần thuộc lòng những chứ tắt. Co…Bẻ (bẻ bàn chân lên và sang 2 bên). Đạp… Khép… Nếu bàn là người hướng dẫn, cũng cần hô 4 chữ tắt. Co…Bẻ…Đạp…Khép cho người tập dễ nhớ và thực hành được đồng loạt.

Giai đoạn 2: Tập chân ếch dưới nước.

Tập chân ếch dưới nước.


Sau khi bạn đã tập thuần thục trên cạn rồi, bạn hãy xuống nước để tập tiếp. 1. Nếu bạn là người hướng dẫn: Bạn hãy cho người tập nằm úp xuống nước, 2 tay nắm chắc thành bể, người duỗi thẳng. Sau đó, bạn nắm lấy 2 bàn chân người tập để hướng dẫn họ thực hiện động tác chân ếch: Co…Bẻ…Đạp…Khép

2. Nếu bạn là người tập: Bạn hãy nắm thành bể hoặc nắm tấm ván nổi, hoặc tập đạp chân ếch sau khi lướt nước theo chiều ngang bể (mực nước ngang bụng, không nên tập chỗ nước sâu, nguy hiểm).

Sau khi tập động tác chân thuần thục rồi, bạn có thể tự tập ở mực nước cạn theo chiều ngang bể: lướt nước khoảng 1m, xong, đạp chân ếch và cứ thế tập bơi qua, bơi lại theo chiều ngang bể ở mực nước thấp ngang bụng cho đến khi động tác bơi thấy nhuần nhuyễn.

Giai đoạn 3: Tập tay ếch trên cạn.

Tập tay ếch trên cạn.

1. Đứng khom người về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất.

2. Hai tay quạt mạnh ra 2 bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra 2 bên, đầu ngước lên, miệng há ra thở
3. Khi 2 tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu 2 khuỷu tay (cùi chỏ) gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu. Để dễ nhớ, bạn vừa tập vừa hô: Chèo mạnh (hay đè mạnh)…Khép nhanh… duỗi thẳng… Và cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn.

Giai đoạn 4: Tập tay ếch dưới nước.
Tập tay ếch dưới nước.

1. Đứng khom người, nước ngang ngực, quạt tay ếch dưới nước như động tác trên cạn
2. Vừa đi vừa quạt tay ếch: Khi quạt dưới nước thấy nặng và nguời lướt về phía trước là tốt.
3. Phối hợp thở khi tập tay ếch:
- Đưa thẳng tay về phía trước, đầu chìm dưới nước thổi khi ra bằng miệng (thổi bong bóng). - Kéo tay ếch cho người trườn tới, ngóc đầu hít khí trời bàng miệng và mũi. Vừa đi dưới nước vừa vừa tập động tác cho thật nhuần nhuyễn.

Giai đoạn 5: Tập chân và tay ếch phối hợp thở trên cạn.
Tập chân và tay ếch phối hợp thở trên cạn.

1. Hai tay chắp trước ngực, 2 khuỷu tay gần sát nhau, 2 chân dang rộng bằng vai và khuỵu thấp xuống như đang niệm Phật.
2. Đạp mạnh, duỗi thẳn 2 chân xuống đầt và duỗi thẳng 2 tay lên trời.

3. Kéo mạnh 2 tay xuống ngang vai, lòng bàn tay hướng ra 2 bên (quạt nước). Đầu nhô lên, há miệng thở.
4. Khép nhanh 2 khuỷu tay gần sát trước ngực, người thu nhỏ, 2 chân khuỵu xuống như tư thế ban đầu. Để cho nguời tập dễ nhớ và đồng loạt, vừa làm vừa hô 3 chữ tắt của động tác: Đạp + Kéo + Khép (Đạp mạnh 2 chân, Kéo nước đến ngang vai, Khép nhanh 2 khuỷu tay sát vào trước ngực)

Giai đoạn 6: Tập động tác bơi ếch dưới nước, chân và tay ếch phối hợp thở. Khi tập đã nhuần nhuyễn động tác phối hợp trên cạn trong gian đoạn 5 thì việc thực hiện dưói nước rất dễ dàng như sau:

Trước khi đi vào các bước thực hiện phần này, yêu cầu chúng ta phải nắm rõ kỹ thuật thở trong bơi ếch để phát huy tác dụng của giai đoạn

1. Đứng sát thành bể, đầu úp xuống nước, 2 tay duỗi thằng, 2 chân co lên cao, chuẩn bị đạp mạnh vào thành bể… (để lướt nước).
2. Đạp mạnh vào thành bể và lướt nước một đoạn… đồng thời thổi bong bóng (thở ra).
3. Kéo 2 tay ngang ngực (Quạt nước sang 2 bên, đồng thời nhô đầu há miệng thở).
4. Khép nhanh 2 khuỷu tay và chắp 2 bàn tay sát vào trước ngực và thu nhỏ 2 vai lại như niệm Phật, đồng thời co 2 chân lại gần sát mông như tư thế ban đầu. Và cứ thế tiếp tục các động tác liên tục cho thật nhuần nhuyễn. Để cho dễ nhớ, các bạn nên ghi nhớ 6 chữ ngắn gọn: Đạp mạnh… Kéo tay… Ngóc đầu (khỏi mặt nước, há miệng thở)

Trên đây là các giai đoạn của cách học bơi ếch, các bạn hãy tham khảo nghiên cứu và áp dụng thực hiện nhé. Chúc các bạn thành công!

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Kỹ thuật bơi sải nhanh và hiệu quả bạn cần biết

Bơi sải là kiểu bơi được nhiều người học bơi cho mùa hè năm nay. Bơi sải là kiểu bơi tự do và thích hợp cho mọi lứa tuổi. Để học được kỹ thuật bơi sải nhanh và hiệu quả là điều mà nhiều bạn muốn tìm hiểu. Sau đây mình sẽ hướng dẫn về kỹ thuật bơi sải nhanh và hiệu quả này cho các bạn.

Hướng dẫn kỹ thuật bơi sải nhanh, đúng cách.

Để học kỹ thuật bơi sải nhanh và hiệu quả chúng ta cần tập theo các quy tắc sau:

Tập chân trước, tập tay và sau cùng tập chân và tay

Tập ở trên bờ thật thành thạo, rồi mới xuống nước.

1. Tư thế khi học bơi sải 

Tư thế khi học bơi sải

Có thể sử dụng tư thế phẳng, ngang bằng mặt nước, hai vai để nổi bật, phần hông và gót chân dưới mặt nước

Đầu để tự nhiên dưới mặt nước, nước mũi chân tóc, hướng nhìn xuống phía dưỡi hồ nước và về nước

Thân người vung cao lên khi vung tay lên không

2. Kĩ thuật rèn chân
– Kỹ thuật massage chân nổi lên mặt nước, từ đó không cần chân đạp chân thật mà chỉ cần đạp xe nhịp nhàng, thoải mái, đều đặn.

– Mới bắt đầu, quay trở lại phần màn hình, phần phần cố gắng sử dụng ít nhất. Không nên để hai chân sang hai bên như thế dáng bơi sẽ không được đẹp lắm.
– Mẹo: Bạn có thể đeo chân vịt trong các tập đầu tiên, giúp bạn đạt được hiệu quả hơn, dễ dàng nổi hơn, nhanh hơn sẽ giúp bạn tập trung hơn khi đi đến bờ bên kia.

3. Kỹ thuật quạt tay khi học bơi sải

 Kỹ thuật quạt tay khi học bơi sải

Khi tập bơi sải, bàn tay nên chụm lại cái giống như một chèo mái tóc, phần cùi trỏ hướng cố gắng để cao hơn mặt nước, và vung tay lên trước quạt phía sau. Khi tay cầm xuống nước, cổ tay bạn nên hơi thở vào một chút, điều này sẽ giúp bạn “bắt nước” dễ hơn so với việc để cổ tay thẳng tuột.

Khi quạt tay kéo dài trước, sau đó bạn nên quạt đến khi chạm tay vào đùi. Không nên quăng tay nửa chừng, như vậy bạn sẽ cần phải liên tục như bàn chèo, sẽ rất mất nhiều sức.

Tiếp theo phần tay lái, mỗi tay bạn sẽ thấy người thân đi bên một hướng đi với tay quạt.

Mới bắt đầu bạn có thể quạt nước với tốc dộ tùy thích, miễn người nổi và có đi tới là được. Càng về sau bạn càng giảm tốc độ quạt tay sẽ càng bơi đẹp hơn và nhanh hơn.

4. Kỹ thuật thở nước

Phần hít thở trong kỹ thuật học bơi sải cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn không có phương pháp hít thở đúng bạn rất dễ bị sặc nước do nhịp bơi và nhịp thở không đều nhau.

Sau khi tập bơi sải hết một nhịp, bạn nên ngoi đầu lên, sau đó nhanh chóng hít lấy không khí và khi bơi thì thở hết ra. Tránh việc thở chậm, khi hết nhịp bơi ngoi lên không hít được không khí nữa do vẫn còn hơi.

Lưu ý: Khi lấy không khí nên lấy bằng miệng thay vì bằng mũi, như vậy sẽ nhanh hơn và tránh được việc sặc nước, còn khi thở thì thở bằng mũi.

Để học tốt hơn kỹ thuật thở nước trpng kỹ thuật bơi sải, các bạn hãy tham khảo và so sánh kỹ thuật thở trong bơi ếch mà mình đã chia sẻ trong bài trước để biết thêm về sự giống và khác nhau của 2 kỹ thuật quan trọng này nhé.

5 .Kỹ thuật nổi bật

– Trong các kỹ thuật khi học bơi, cần lưu ý một điều không kém chính là nổi bật trên mặt nước của bạn, điều này giúp bạn bơi nhanh hơn để giúp bạn dễ dàng hơn.

– Để dễ dàng làm nổi bật một cách dễ dàng, khi đi bơi hãy chú ý nếu phần đầu “nhúng chúi” xuống nhiều nước sẽ giúp bạn dễ dàng hơn nhiều so với nhiều.

– Đạp chân sẽ giúp cho phần nổi lên mặt nước, nhưng khi bạn biết cách phẩy bàn tay kia kia nhịp nhàng kia.

6. Kỹ thuật lướt nước
Khi bạn đã học bơi sải mà “nổi” rồi, và muốn lướt nước nhanh hơn, thì chỉ cần thực hiện 3 điều sau:

– Thở càng ít càng tốt: nghiêng đầu lên thở với biên độ càng ít xoay lên càng tốt, tần số thở càng chậm càng tốt
– Tay sải tới càng xa càng tốt, tay quạt nước càng nép vào đùi càng tốt
– Thân mình càng giữ cân bằng và càng thẳng càng tốt
– Chân càng vẩy nhẹ càng tốt.

Trên đây là kỹ thuật bơi sải nhanh và hiệu quả, các bạn hãy cố gắng tập luyện theo hướng dẫn nhé. Còn rất nhiều kiểu bơi khác đang chờ bạn khám quá. Chúc các bạn thành công.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Hướng dẫn bơi ếch đúng cách dễ học

Bơi lội là môn thể thao hiệu quả cao để rèn luyện sức khỏe và "kéo dài" chiều cao của bạn đấy! Bơi ếch là 1 kiểu bơi không khó và đang được nhiều người yêu thích. Nhưng bơi ếch đúng cách không phải ai ai cũng nắm vững.


Bơi ếch là một trong bốn cách bơi cơ bản cùng với trườn sấp, ngửa và bướm. Gọi là bơi ếch bởi động tác bơi gần giống động tác của con ếch. Bài cẩm nang trước chúng mình đã hướng dẫn các bạn kỹ thuật quạt tay, nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn bơi ếch đúng cách.

Chuẩn bị những dụng cụ sau trước khi đi tập bơi:


- Quần áo bơi chất liệu tốt.

- Kính bơi.

- Mũ chụp đầu.

- Dây bịt lỗ tai.

Bạn nhớ khởi động kỹ càng, làm nóng cơ thể trước khi tập bơi để tránh bị chuột rút hoặc đau nhức các cơ.

Khi mới học bơi thì chúng ta lúc nào cũng nên tập các động tác chân tay trước để không chỉ cho cơ tay chân linh hoạt mà còn tránh trường hợp bị chuột rút khi đang bơi trong nước. Để bơi đúng cách, chúng ta cần xem hướng dẫn tập bơi ếch đúng cách cẩn thận trước khi thực hành bơi. Sau khi tập thuần thục những động tác bơi chân, bạn mới chuyển sang tập tay và cuối cùng là phối hợp chân, tay kết hợp thở.

Hướng dẫn tập bơi ếch trên cạn:






Cách tập chân ếch trên cạn

Gồm các giai đoạn sau

1. Bạn ngồi trên thành bể, người hơi ngửa ra phía sau, 2 tay chống phía sau, duỗi thẳng cả 2 chân và 2 bàn chân. Chân để thoải mái, không cần phải gồng cứng lên.

2. Co 2 chân lên một cách từ từ, giữ sao cho 2 đùi và 2 gối mở rộng ra 2 bên, bàn chân và chân vẫn duỗi thẳng.

3. Tiếp theo, bạn co 2 mũi bàn chân lên trên.

4. Sau đó bẻ ra 2 bên sao cho lòng bàn chân hướng ra phía ngoài.

5. Tiếp theo, bạn đẩy mạnh chân sang 2 bên.

6. Sau đó, bạn nhanh chóng khép 2 bàn chân sát nhau.

7. Duỗi chân thẳng như lúc đầu và bắt đầu tập lại từ từ đầu cho thành thục.

Cách để nhớ các động tác này một cách dễ dàng nhất đó là hãy thuộc lòng các từ tắt: Co, Bẻ, Đạp, Khéo. Người hướng dẫn bơi nên trao đổi trước với học viên và chỉ cần hô to 4 từ này để học viên dễ nhớ và thực hành theo.

Hướng dẫn cách bơi ếch dưới nước:





Tập chân ếch dưới nước

Sau khi đã thành thục các động tác chân ếch trên cạn, bạn bắt đầu chuyển sang tập chân ếch dưới nước.

1. Nếu có người hướng dẫn: Người tập nằm úp mình xuống nước đồng thời 2 tay nắm chặt thành bể, người duỗi thẳng. Sau đó, bạn nhờ ai đó nắm lấy 2 bàn chân để khi tập các động tác Co, Bẻ, Đạp, Khép được dễ dàng hơn.

2. Khi tập một mình, bạn nắm lấy thành bể hoặc tấm ván nổi. Sau đó tập đạp chân ếch trong khi lướt theo chiều ngang của bể. Chú ý duy trì mực nước ở ngang bụng và chỉ nên tập ở chỗ nông, tránh những chỗ nước quá sâu, xa thành bể vì rất nguy hiểm.

3. Sau khi đã tập thuần thục các động tác chân ếch dưới nước, bạn có thể lướt nước khoảng 1 mét, đạp chân ếch và bơi theo chiều ngang của bể.

Tập động tác bơi ếch dưới nước, chân và tay ếch phối hợp thở:





Cách học bơi ếch đúng kỹ thuật

Khi tập đã nhuần nhuyễn động tác phối hợp trên cạn trong gian đoạn 5 và nẵm vững kỹ thuật thở trong bơi ếch thì việc thực hiện dưới nước rất dễ dàng như sau:

1. Đứng sát thành bể, đầu úp xuống nước, 2 tay duỗi thằng, 2 chân co lên cao, chuẩn bị đạp mạnh vào thành bể… (để lướt nước).

2. Đạp mạnh vào thành bể và lướt nước một đoạn… đồng thời thổi bong bóng (thở ra).

3. Kéo 2 tay ngang ngực (Quạt nước sang 2 bên, đồng thời nhô đầu há miệng thở).

4. Khép nhanh 2 khuỷu tay và chắp 2 bàn tay sát vào trước ngực và thu nhỏ 2 vai lại như niệm Phật, đồng thời co 2 chân lại gần sát mông như tư thế ban đầu. Và cứ thế tiếp tục các động tác liên tục cho thật nhuần nhuyễn. Để cho dễ nhớ, các bạn nên ghi nhớ 6 chữ ngắn gọn: Đạp mạnh… Kéo tay… Ngóc đầu (khỏi mặt nước, há miệng thở).

Bơi lội là một trong những kỹ năng sống còn của con người, chính vì vậy, chúng ta nên học cách bơi ếch đúng cách - đơn giản để có thể tự bảo vệ mình trong những trường hợp xấu có thể xảy ra khi tiếp xúc với mặt nước.

Kỹ thuật thở trong bơi ếch bạn cần biết

Bơi ếch là 1 kiểu bơi phổ biến mà nhiều người thường áp dụng khi bơi lội. Kỹ thuật thở trong bơi ếch là 1 điều quan trọng để bạn bơi ếch được lâu bền. Và để học được kỹ thuật thở là một điều không khó khi chúng ta biết cách thực hiện nó.




Kỹ thuật thở trong bơi ếch là bài học đầu tiên cho bất kỳ một người nào để học tốt bơi ếch. Thở dưới nước sẽ ngược với trên cạn, bạn sẽ phải tập thở ra bằng mũi và ngoi lên khỏi mặt nước để hít vào bằng miệng hoặc mũi để tránh bị nước vào mũi. Thở đúng cách khi bơi sẽ cung cấp đủ oxy cho cơ thể giúp bạn bơi dễ dàng và hiệu quả hơn.

Sau đây là  cách hít thở trong bơi ếch để bạn có thể thở được dễ dàng dưới nước, bơi được lâu hơn mà không bị sặc nước.
– Khi bắt đầu động tác quạt tay ếch về sau, bạn ngẩng đầu lên khỏi nước và hít lấy không khí qua miệng.

– Thả lỏng cổ và vai để cơ bắp được nghỉ ngơi, không ngồng mình sẽ khiến bạn mất sức và đuối dần khi bơi

– Khi hai tay hướng về phía trước, hướng đầu dọc theo thân người và thở ra từ từ qua miệng hoặc mũi

Kỹ thuật thở nước là những kiến thức bơi hết sức cơ bản nhung lại rất quan trọng khi bạn muốn học bơi, tuy nhiên các bạn cũng không được nôn nóng, hấp tấp mà hãy thực hiện động tác một cách chậm rãi và đều đặn hàng ngày là kết quả sẽ được cải thiện nhanh chóng nhé.

Kỹ thuật thở trong bơi ếch được cụ thể hơn trong 3 trường hợp bạn thực hiện bơi ếch sau:

Trường hợp 1: Bơi vì nhu cầu sức khỏe


Thở nước có tác dụng tích cực cho hô hấp

Nhắc đến bơi lội, chắc chắn không ai có thể phủ nhận những tác động tích cực mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Trong số các kiểu bơi thì bơi ếch là kiểu bơi thường được lựa chọn, không chỉ phù hợp với người mới bắt đầu mà nó còn thích hợp cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.

Khi bơi ếch, cơ thể con người được hoạt động gần như toàn bộ, với sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận từ đầu đến chân. Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng nằm ở yếu tố ít ai nghĩ đến, đó chính là kỹ thuật thở nước , khi bơi bạn thở ra bằng mũi và hít vào bằng miệng nó giúp bạn thải các chất độc tố trong cơ thể ra ngoài. 

Trường hợp 2: Bơi bền


Động tác thở trong bơi ếch

Bơi ếch có một lợi thế đặc biệt đó là sự hoạt động nhịp nhàng, cùng khả năng thích ứng cao, không chỉ bơi được trong hồ mà cả sông, thậm chí là biển, nên khi phải bơi trong thời gian dài (bơi bền) nhiều người thường chọn kiểu bơi này.

Tuy nhiên, yếu tố khiến người bơi ếch có thể bơi lâu hơn trong nước so với các kiểu bơi khác chính kỹ thuật thở nước, cách thở của động tác bơi ếch đơn giản, cơ thể được đặt trong trạng thái thoải mái, đầu rời khỏi nước khá xa không sợ nước tràn vào mũi hoặc miệng.
Đối với trường hợp bơi ếch để bơi lâu hơn, các bạn hãy thực hiện theo các lưu ý sau:
- Thở sau mỗi nhịp

Một số bạn có thói quen thở sau khi đã hết hơi hoặc sau 2 đến 3 nhịp bơi (1 nhịp bơi là khi bạn thực hiện xong 1 chuỗi động tác gồm cả chân và tay) khi đó cơ thể đặc biệt là phổi của bạn sẽ phải chịu một sức ép khá lớn khiến bạn mau chóng mệt và đuối sức buộc lòng phải ngoi lên thở và cơ thể lại phải gồng mình ngoi lên trong tình trạng thiếu ô xi.

- Lấy hơi sâu

Hãy ngoi đầu lên cao một chút, miệng mở rộng và lấy một hơi thật sâu, sâu nhất có thể, khi đầu xuống dưới nước hãy thở ra bằng mũi hết tất cả và không giữ lại gì, khi đã hết hơi cũng là lúc ta ngoi lên lấy hơi

- Bơi chậm

Hãy thực hiện các động tác chậm lại một chút, nó vừa giúp bạn cảm nhận dòng nước, hạn chế lực cản đồng thời cũng giúp cơ bắp không mỏi và bơi lâu hơn.

Trường hợp 3: Bơi nhanh

Thông thường chúng ta sẽ thấy những người bơi ếch nhanh trong các cuộc thi, đua, như Olympic... Cá nhân mình không phải một vận động viên và cũng không chuộng kiểu bơi này lắm nên cũng không thể cung cấp đầy đủ kiến thức về phần này, mong các bạn thông cảm.

Sau khi đã thành thạo kỹ thuật thở trong bơi ếch bạn sẽ nhanh chóng học được kỹ thuậtbơi ếch nhanh và việc bơi lỗi sẽ thật dễ dàng với bạn. Học được bơi ếch bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về việc tác dụng của bơi ếch, yêu thích sẽ làm cho bạn học bơi ếch nhanh hơn đó.

Để có thể bơi thoải mái và hiểu biết về bơi bạn hãy tham khảo kỹ thuật thở trong bơi ếch này và học thêm các kỹ thuật khác để nâng cao kiến thức về bơi ếch nhé.