Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Học bao lâu để biết bơi?

Học bơi lội là cách để rèn luyện thân thể, tăng khả năng tính mạng và còn là môn thể thao giúp tăng trưởng chiều cao tốt nhất. Vậy, học bơi bao lâu thì có thể biết bơi được là điều nhiệu bạn đang quan tâm.

Học bơi lội còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, để bơi lội nhanh bạn cần làm đầu tiên là nắm bắt các kỹ thuật bơi của từng kiểu bơi. Để biết được học bơi bao lâu thì biết bơi chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Dưới đây mình sẽ nêu ra các kỹ thuật bơi quan trọng của từng kiểu bơi nhé:

- Bơi ếch: Kỹ thuật đạp chân, kỹ thuật thở trong bơi ếch, kỹ thuật đứng nước,.. Ở bài trước mình cũng đã phân tích cụ thể về kỹ thuật thở trong bơi ếch, các bạn có thể tham khảo để nẵm rõ kỹ thuật quan trọng này.

- Bơi sải
: Kỹ thuật đạp chân, kỹ thuật đứng nước, kỹ thuật thở, kỹ thuật bơi trên cạn, kỹ thuật bơi dưới nước, kỹ thuật tay,…

- Bơi ngửa
: Kỹ thuật đạp chân, kỹ thuật đứng nước, kỹ thuật bơi trên cạn, kỹ thuật thở, kỹ thuật tay,…

- Bơi bướm
: Kỹ thuật đạp chân, kỹ thuật đứng nước, kỹ thuật thở, kỹ thuật tay,…

Đối với các kiểu bơi thì kỹ thuật thở là kỹ năng quan trọng nhất, các bạn muốn học bơi nhanh và an toàn thì bắt buộc phải nắm vững kỹ thuật thở trong các kiểu bơi này nhé.



Sau khi nẵm vững các kỹ thuật của từng kiểu bơi, bạn sẽ học bơi nhanh hơn rất nhiều và đúng cách, để học được 1 kiểu bơi bạn mất khoảng 1 tháng. Cả để học kỹ thuật và bắt đầu tập bơi thành thạo.

Dưới đây là 1 số yếu tố và tâm lý khiến bạn học bơi bị chậm hơn bình thường:

Không hiểu bản chất “4 đúng” của động tác bơi lội




Người lớn tuổi khó học bơi hơn con trẻ bởi cách dạy “bắt chước” hiện nay khó giúp họ làm đúng được những gì người dạy mong muốn. Muốn bơi được, cần thực hiện được 4 đúng:

· Đúng đường: Động tác phải được thực hiện đúng đường, đúng hướng. Chẳng hạn khi bơi ếch, hai chân phải co vào rồi bung đạp theo vòng cung sang hai bên trước khi ép chặt lại với nhau... Cũng như khi đi từ Hà Nội đến Bắc Giang, Quảng Ninh thì phải theo hướng bắc, nếu bạn đi theo hướng nam thì sẽ lạc sang tỉnh khác.

· Đúng thời: Đây là việc phối hợp chân tay sao cho nhịp nhàng, khi nào thì tay, khi nào thì chân, cùng lúc hay so le… Bơi là hoạt động có nhịp điệu, là một vũ điệu dưới nước chứ không phải là hoạt động loạn xạ.

· Đúng cường lực: Khi nào tay, chân cần mạnh, khi nào tay, chân cần nhẹ. Trong chuyển động bơi, không phải lúc nào cơ thể cũng căng cứng mà có lúc tay hoạt động (cương), chân nghỉ ngơi (nhu), hoặc ngược lại; có lúc các bộ phận này trên mặt nước, các bộ phân kia ở dưới mặt nước…

· Đúng điểm đến của lực: Cùng là dùng bàn tay tạo lực nhưng nếu bạn đập tay xuống mặt bàn, lực sẽ truyền xuống mặt bàn, làm rát bàn tay, nhưng nếu bạn ấn xuống bàn thì lực lại truyền lên bả vai. Trong bơi cũng vậy, điểm đến của lực khác nhau tạo ra hướng chuyển động khác nhau. Do không biết điểm đến của lực nên nhiều người vùng vẫy chân tay loạn xạ, tốn sức mà không bơi được bao xa.

Chỉ cần thiếu một trong “4 đúng” trên, bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để học bơi, thậm chí tập mãi vẫn không làm chủ được chuyển động của mình dưới nước.

Không biết “thử - sai”

Có nhiều người cố gắng tập mãi một kiểu đập chân quạt tay, dù thấy không hiệu quả, họ vẫn cứ lặp đi lặp lại động tác đó một cách cần cù. Thực ra, khi cảm thấy mình rơi vào tình huống này, hãy dừng lại, quan sát những người bơi giỏi, tìm hiểu xem động tác của họ khác với mình như thế nào để chỉnh sửa. Hãy đặt câu hỏi "Tại sao tay chân họ chuyển động nhịp nhàng, khoan thai mà vẫn bơi nhanh, bơi đẹp…". Bạn phải luôn thay đổi, luôn “thử - sai” để đạt tới “4 đúng”. Chỉ như thế, bạn mới học bơi nhanh và bơi đúng kỹ thuật. Cần quan sát để thay đổi.

Tâm lý ngại không muốn xuống nước vì sợ các nguy cơ dưới nước



Nhiều người, nhất là phụ nữ, ngại đi bơi vì sợ việc này ảnh hưởng tới làn da hoặc làm mình mắc một số bệnh do môi trường dưới nước gây ra. Thực tế, đi bơi có thể đối mặt với một số nhóm rủi ro như đuối nước, mất thân nhiệt do ngâm nước lâu, mắc bệnh về phổi do hít nhiều nước vào phổi, phơi nhiễm các hoạt chất dùng xử lý nước hồ bơi, dẫn tới mắc các bệnh về tai, mũi, họng, da, vấn đề về cơ xương khớp do bơi quá sức. Ngoài ra, khi bơi ở sông, biển, bạn có thể ngã, trượt, va chạm vào thành bể, tàu thuyền, gặp nguy hiểm do thời tiết bất lợi như giông, bão, rơi vào dòng nước xoáy, gặp sinh vật lạ như sứa, cá dữ...

Tuy nhiên, thông thường, nếu bơi tại bể bơi ở thành phố thì các nguy cơ này không nhiều. Nhất là, bạn có thể phòng tránh bằng cách: Tập bơi với người hướng dẫn hoặc tập kỹ trên cạn trước khi xuống nước; tập ở nơi nước không quá sâu; không bơi quá sức; sử dụng dụng cụ bịt tai, kính bơi... để tránh nước vào tai, mắt; chú ý quan sát và chọn nơi bơi thích hợp; không bơi khi thời tiết bất lợi...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét